$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Dòng Đa Minh

THÁNH CATARINA VÀ CÁC LINH MỤC:  THÔNG ĐIỆP CHO GIÁO HỘI TRONG THIÊN NIÊN KỈ THỨ BA

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 525 | Cật nhập lần cuối: 9/3/2021 2:23:13 PM | RSS

THÁNH CATARINA VÀ CÁC LINH MỤC:
THÔNG ĐIỆP CHO GIÁO HỘI TRONG THIÊN NIÊN KỈ THỨ BA

Kính thưa quí Đức Hồng y, quí đức cha, và quí cha, con cảm thấy rất vinh hạnh khi được góp một phần nhỏ tới các vị là những người mà theo thánh Catarina là “Thừa Tác Viên của Máu Thánh Chúa Kitô” trong Vương cung thánh đường này, là trung tâm của Giáo Hội Công Giáo, là ngai tòa của vị là “Đức Kitô Dịu dàng trên trần gian”.
“Qua nhiều thế kỉ, những sự kiện hữu hình trong đời sống của Giáo hội luôn luôn được chuẩn bị nơi cuộc đối thoại thầm lặng của những tâm hồn đã được thánh hiến cho Thiên Chúa. Người Trinh Nữ, người đã ôm ấp trong trái tim mình từng lời được trao gửi cho mình từ Thiên Chúa, là một mẫu gương cho những tâm hồn biết chú tâm tới đấng mà ở nơi đó lời cầu nguyện của Đức Giê-su linh mục thượng phẩm sống, và những tâm hồn, theo mẫu gương của Ngài, tận hiến chính mình để chiêm niện về cuộc đời và cuộc khổ nạn của Đức Kitô, được Đức Chúa tuyển chọn để trở nên khí cụ cho những công trình vĩ đại của Người trong Giáo Hội, như thánh nữ Birgitta và thánh nữ Catarina Siena”.
Những lời trên đây của Edith Stein đưa ra một lời giới thiệu đầy kinh ngạc để hiểu về thánh Catarina, về mối tương quan phong phú của thánh nữ với Giáo Hội và với các Thừa tác viên của Giáo Hội. Cụm từ này bao trùm ba vị thánh mà gần đây đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố như là những vị Đồng Bảo Trợ của Châu u: Thánh Birgitta của Thụy Điển, thánh Catarina Siena, và thánh Têrêsa Benedic Thánh Giá. Thật là một sự trùng hợp rất đặc biệt, có lẽ đó là trực giác về một đường lối chung mà tác giả không lường trước được kết cuộc. Tuy nhiên, ba người phụ nữ này chắc chắn có điểm chung là “sự chiêm niệm về cuộc đời và cuộc khổ nạn của Đức Kitô”, và sự chia sẻ với lời nguyện linh mục của Người.
Qua những nhận định đó, chúng ta chạm tới trung tâm sự nên thánh của Catarina, nơi mà nền tảng của nó vững chắc như đá: tình yêu đối với Đức Giê-su chịu đóng đinh, điều đã trở nên tình yêu và sự hiến thân cho Giáo hội, vị Lang quân, vị Đại diện và các Thừa tác viên của thánh nữ. Đó là một thứ tình yêu vừa của một thiếu nữ, vừa của một người mẹ, dịu dàng và mãnh liệt, e ấp và an yên, nghiêm túc và bao quát, người cầu xin và cho đi tất cả mà không giữ lại gì cho mình. Đó là lý do vì sao vị Thánh chọn lựa và chấp nhận trở nên khí cụ cho công việc của Thiên Chúa trong Giáo hội.
Cuộc đời của người thiếu nữ thành Siena này quả là phi thường và đa diện. Thánh nhân sinh năm 1347, là người con gái thứ 24 của người thợ nhuộm vải Jacopo Benincasa và Monna Lapa; qua đời ở Roma năm 1380, được Đức Giáo Hoàng Pio II phong thánh năm 1461, được Đức Phaolo VI tôn lên bậc Tiến sĩ Hội thánh vào tháng 10 năm 1970 và cuối cùng, được Đức Gioan Phaolô II tuyên bố là vị Đồng bảo trợ của Châu u vào ngày 1 tháng 10 năm 1999. Quá trình này trải qua nhiều thế kỉ trong lịch sử của Giáo hội, biểu lộ một sự thích hợp ngày càng tăng của sứ điệp của Catarina trong một bối cảnh văn hóa và xã hội mới.
Vị thánh thành Siena, người đã khước từ hôn nhân mà người mẹ muốn áp đặt lên mình, để trọn vẹn tận hiến mình cho vị Hôn Phu là Đức Giê-su, sống cuộc hôn nhân nhiệm mầu của cô giữa thế giới, trong Dòng Ba Đa Minh, hóa thân cách tuyệt vời thành một “nữ thiên tài” theo cách mô tả của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông thư Mulieris Dignitatem (Phẩm giá của người nữ). Theo Đức Gioan Phaolô II, sự kết hiệp với Đức Kitô và sự tự do cắm rễ trong Thiên Chúa cho thấy công trình vĩ đại của thánh Catarina Siena trong đời sống của Giáo hội (MD., số 27).
Chỉ có sự kết hiệp với Đức Kitô mới đem lại cho Catarina, trong thời kì mà người phụ nữ không có cơ hội để hoạt động bên ngoài gia đình hoặc tu viện, sức mạnh để đi đó đây, để nói trước công chúng, để giao dịch với các Đức giáo hoàng và các nhà vua, để đảm nhận những nhiệm vụ cao cả và khó khăn trong việc bình định các cuộc xung đột chính trị đẫm máu của bạo loạn, để đấu tranh cho sự cải cách và sự hiệp nhất của Giáo hội, bị phân ly trước hết do cuộc lưu vong ở Avignon và thứ đến do sự ly giáo phương Tây. Catarina, một người phụ nữ trẻ thất học lại đối phó một cách uy thế với những người đàn ông quyền lực nhất thời bấy giờ! Như chính thánh nữ đã không ngại ngần lặp đi lặp lại rằng, sức mạnh này chắc chắn không phải của riêng ngài cũng không phải do sự quyền thế mà ngài thể hiện. Đức Kitô đã nói trong và qua thánh nữ; ngài đã trở nên một khí cụ hoàn hảo của Thánh ý Thiên Chúa. Thánh nhân đã viết cho các thế lực quyền bính nhân danh Đức Giêsu Chịu Đóng Đinh và Bửu huyết của Người, và trong danh thánh vinh hiển này, thánh nhân đã quở trách và thúc giục, luôn nhằm vinh danh Thiên Chúa, lợi ích của Giáo hội, ơn cứu độ của các linh hồn, và sự hòa bình của toàn nhân loại.
Đọc lại cuộc đời của thánh Catarina, chúng ta nhớ tới những lời Tổng lãnh Thiên thần Gabriel nói với Đức Trinh Nữ vì “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa”. Và Thiên Chúa cũng đã nhắc nhớ Catarina về những lời đó khi Người muốn thánh nhân rời khỏi gia đình và bắt đầu sứ vụ tông đồ công khai. Trong cuộc đời thánh nữ, mọi sự đều là công việc của Thiên Chúa. Điều này bao gồm giáo huấn của thánh nhân, điều mà Đức Pio II trong sắc lệnh phong thánh, đã nói “non acquisita fuit”, nghĩa là không được biện minh bởi nền tảng văn hóa cũng như hành động của của thánh nhân, điều mà vượt trên mọi cam kết khả thi của sức mạnh con người. Đức Phaolô VI, khi tuyên phong thánh nhân lên bậc Tiến sĩ Hội thánh, đã công bố rằng: “Điều nổi bật nhất nơi vị thánh là sự khôn ngoan cố hữu, sự sáng suốt, sự đồng hóa sâu sắc và say đắm với những sự thật thần linh và những mầu nhiệm đức tin… một sự đồng hóa, dù được ân ban qua những tài năng bẩm sinh riêng biệt nhưng phi thường cách tỏ tường, do một đặc sủng của sự khôn ngoan của Thánh Thần”.
Chính sự ngoan ngùy trước hành động của Thiên Chúa và ân ban của Thánh Thần đã khiến cho thánh Catarina nên vĩ đại, trong một sự kết hiệp trọn vẹn của tình yêu giữa Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu và thánh nữ là tạo vật hư vô, như cách nói rất riêng của thánh nhân để biểu đạt mối tương quan giữa Đấng Tạo Hóa và loài thụ tạo. Thiên Chúa phán: “Ta đã quyết định sai đến những người phụ nữ bản chất tầm thường, yếu đuối và mỏng dòn nhưng lại giàu có trong sự khôn ngoan thần linh của Ta, để làm đảo lộn sự kiêu căng và dại dột của chúng”. Một lần nữa Thiên Chúa đã chọn lựa những kẻ yếu để làm bối rối những kẻ mạnh và đã mặc khải những mầu nhiệm của Vương Quốc Thiên Chúa cho những kẻ bé mọn, cho một người phụ nữ hết sức tầm thường.
Gần với Đức Maria trong sự vâng phục đức tin, Catarina cũng gần với Mẹ trong tình mẫu tử thiêng liêng của Giáo hội. “Catarina phản chiếu nơi mình hình ảnh của Đức Maria, Mẹ của Giáo hội. Thánh nhân cảm thấy trách vụ làm mẹ này như một sứ vụ rất cụ thể của chính mình”. Vì thế, thánh nhân đau khổ khi thấy Hôn Phu của mình kiệt sức và nhợt nhạt vì chính con cái của mình, những người mà thánh nữ đã lên tiếng tố cáo và quở trách; còn hơn thế nữa nếu chính những Thừa tác viên lại làm tổn hại đến Hiền Thê Đức Kitô do hành vi của họ. Như Đức Gioan Phaolô II nhắc lại khi công bố thánh nữ là vị Đồng Bảo Trợ của Châu u, rằng người trinh nữ thành Siena hoàn toàn dành trọn cuộc đời của mình cho Giáo hội. Chính thánh nữ đã tỏ lộ điều đó cho những người con thiêng liêng khi ngài đang trên giường bệnh: “Hãy nhớ lại, hỡi các con yêu quý, rằng ta đã dâng hiến cuộc đời ta cho Hội thánh”.
Vào năm 1370, khi được hồi sinh sau kinh nghiệm về cái chết thần bí, Catarina đã tâm sự với cha giải tội rằng ngài đã nghe Đức Chúa phán những lời này: “Căn phòng sẽ không còn là căn nhà bình thường của con nữa; quả thế, vì phần rỗi các linh hồn, con sẽ rời bỏ thành phố của con … con sẽ mang danh Ta và giáo huấn của Ta đến với người cao trọng cũng như kẻ hèn mọn, là giáo dân, giáo sĩ hay tu sĩ. Ta sẽ đặt trên môi miệng con sự khôn ngoan mà không một ai có thể kháng cự lại. Ta sẽ dẫn con đến trước hàng Giáo phẩm, những vị Thủ lãnh của Giáo hội và của các Kitô hữu, để qua sự yếu đuối, cũng như cách hành động của Ta, Ta sẽ hạ bệ sự kiêu căng của những kẻ quyền thế”.
Đó là cách mà đời sống công khai của thánh Catarina Siena được khởi sự, vì sự vâng phục đối với tình yêu Thiên Chúa. Càng rời bỏ căn phòng của mình để trở nên sứ giả của Đức Kitô, “Chân Lý Dịu ngọt” tại Italia và Châu u, thánh nhân càng chú tâm vào “căn phòng nội tâm” nơi tâm hồn được ở một mình với Đức Chúa. Nơi đây và chỉ nơi đây thánh nữ rút ra từ Đấng Chịu Đóng Đinh sự khôn ngoan và sức mạnh cho sự hoạt động. Chắc hẳn thánh Tôma và toàn bộ truyền thống Kitô giáo hiện diện nơi Catarina, được đồng hóa bởi bầu khí tu trì bao quanh thánh nữ. Nhưng, thánh nữ không dựa trên nền tảng văn hóa phàm nhân, mà giống như thánh Phaolô, dựa trên sự hiểu biết về Đức Kitô Chịu Đóng Đinh, và như một người con đích thực của thánh Đa Minh, thánh nữ đã chuyển trao cho người khác những gì ngài học biết được khi chiêm niệm.
Cuộc đời của vị thánh thành Siena chỉ ra rằng hoạt động và chiêm niệm không phải là lựa chọn thay thế, hoặc đối nghịch nhau, nhưng nhất thiết phải bổ túc cho nhau, bởi vì không yếu tố nào là hoàn thiện mà không cần đến yếu tố còn lại. Giáo huấn này càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội ngày nay, nơi mà chúng ta sống trong một cuộc đua liên lỉ chống lại thời gian. Không một bổn phận mục vụ hoặc công việc nào có thể khiến chúng ta xao lãng khỏi sự mật thiết với Người, Đấng mà nếu không có Người, sẽ chẳng còn gì có ý nghĩa. Chúng ta phải ở lại trong “căn phòng nội tâm”, căn phòng của “sự biết mình”. Catarina không bao giờ mệt mỏi khi nói điều này với các linh mục, là vũ khí hàng đầu để chống lại các cám dỗ và cạm bẫy của thế gian.
Trong lúc nước Ý đang bị giằng xé bởi cuộc xung đột dân sự và Giáo hội đang là đối tượng của sự tham nhũng và những lợi ích chính trị, công việc của Thánh nhân có ba mục tiêu chính: sự bình định các thành phố nước Ý, sự cải tổ Giáo hội, và sự trở về Roma từ Avignon của Đức Thánh Cha. Thánh nữ đã trao hiến mình không mệt mỏi cho từng nhiệm vụ, và chỉ trang bị với sức mạnh của đức tin và đức ái. Thiên Chúa đã tôn vinh công việc của thánh nhân bằng những thành công. Sự trở về của Đức Gregory XI từ cuộc lưu đày ở Avignon là thành công vĩ đại nhất trong những kết quả đó, một việc mà nhờ đó sử sách mãi luôn ghi nhớ danh Catarina, một kết quả đầy gian truân với bất cứ ai, một sự bất khả thi đối với một thiếu nữ không một chút quyền lực trần gian. Thế nhưng Thiên Chúa đã thực hiện qua thánh nữ.
Niềm vui trở về của Đức Thánh Cha chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Chẳng bao lâu sau, Giáo hội lại bị xé rách bởi sự ly khai. Catarina đi tới Roma theo lời triệu tập của Đức Urban VI. Tại đây, thánh nữ đã tiêu hao hết chút sức lực còn lại của mình để hy sinh cho Giáo hội, không ngừng duy trì bằng mọi cách vị Giáo Hoàng hợp pháp, bằng những lời quở trách dữ dội, những lời động viên và lời cầu nguyện cho trận chiến cuối cùng mà thánh nhân không được nhìn thấy kết quả.
Những cuộc đấu tranh của thánh Catarina cho Giáo hội được minh chứng trong những lá thư thánh nữ gửi cho các vị Giáo Hoàng, các Hồng Y, các Đan sĩ và các Linh mục. Trong những lá thư đó, luôn có một tình yêu lớn lao dành cho các Thánh chức, một tình yêu được nối kết với lòng sùng kính và kính trọng, sự tôn kính đối với sự cao quí của Bí tích mà họ thi hành. “Lạy Cha, vì sự tôn kính đối với Bí tích”, như thánh nữ thường nói với các linh mục. Chiều sâu của tình yêu này, chắc chắn không phụ thuộc vào đặc tính phàm nhân của người nhận lãnh, chỉ tương đương với sức mạnh của lời khiển trách dành cho những người đã làm tổn thương khuôn mặt của Hiền Thê- Giáo hôi. Chính nhận thức về tình yêu này đã giải thoát Catarina, giúp thánh nữ đưa ra những lời tố cáo và khiển trách vì lợi ích của Giáo hội, mà không sợ bị thúc đẩy bởi những lý do mang tính trần tục hơn.
Chỉ Đức Giáo Hoàng mới có thể sửa chữa những khiếm khuyết của các linh mục, chứ không phải giáo dân, là những người phải luôn tôn kính các ngài, vì Đức Kitô đã để lại cho thánh Phêrô Tông Đồ và những người kế vị chìa khóa của Máu Thánh Người, từ đó tất cả mọi Bí tích đạt được sự sống. Đức Giáo Hoàng, với đức tin nhiệt thành được Catarina nhìn nhận như là “Đức Kitô dịu hiền trên trần gian” và được gọi với một tình cảm dịu dàng “Cha rất tốt lành của con”, được yêu cầu làm việc cách mạnh mẽ cho việc cải cách Giáo hội. “Hãy can thiệp để loại bỏ sự hôi tanh của những thừa tác viên của Hội thánh; hãy nhổ bỏ những bông hoa hôi thối và trồng những cây thơm tho, những người đức hạnh, biết kính sợ Chúa”.
Trong những lá thư gửi các linh mục, thánh Catarina vạch ra một sự cải cách, để mở rộng cho toàn thể thân mình của Giáo hội phải bắt đầu từ sự hoán cải cá nhân. Thánh nhân coi việc yêu mình là nguồn cội của mọi nết xấu và sự khiêm nhường là nhân đức đầu tiên. Thánh nữ đề xuất một đời sống tỉnh thức, tách biệt khỏi những thú vui trần tục, nhưng để ý tới lợi ích của các linh hồn, được gợi hứng bởi sự thanh khiết, bình an, và đức ái. Vị linh mục sống trong cầu nguyện, và như được miêu tả trong biểu tượng tuyệt đẹp của Catarina, Catarina “với vị hôn phu cùng cuốn sách nguyện ở bên cạnh”.
Nói với các linh mục trong những hoàn cảnh khác nhau của họ với sự ân cần của người mẹ, thánh nữ luôn gợi lại, ngay cả với những người yếu đuối nhất, phẩm giá được Thiên Chúa ban cho họ như những người ban phát Máu Con Chiên. Để giúp họ nhớ “tự biết mình” như thế nào, đạt được nhờ lý trí được soi sáng bởi đức tin, là điều kiện thiết yếu của một đời sống nhân đức và khuyến khích họ phó mình cho Đức Maria, đấng mà Catarina viết “Mẹ đã được dâng hiến và được trao ban”. Sức mạnh của những lời quở trách của thánh nữ cũng là từ tình mẫu tử; chúng luôn nhắm tới sự hoán cải của những người lầm lỗi. Nhưng có một điều không thể thiếu đối với Catarina: “Ở lại trong niềm vui ngọt ngào và thánh thiện của Thiên Chúa”.
Tóm lại, chúng ta hãy lắng nghe đặc sủng đầy khôn ngoan của Catarina định nghĩa về các linh mục. Thánh nhân đã dành nhiều trang trong cuốn Đối thoại cho điều này, được chính thánh nữ thốt ra khi đang xuất thần trước các môn đệ của mình, và mô tả phẩm vị thừa tác, một ân ban của Thiên Chúa, như một phẩm vị trổi vượt phẩm vị của các Thiên thần.
“Ôi con rất yêu dấu, Ta đã nói với con tất cả những điều đó để con biết rõ hơn về phẩm vị mà Ta đã ân ban cho các thừa tác viên của Ta, và rằng sự khốn khổ của họ có thể làm con buồn hơn … Họ là những người ta đã xức dầu, và Ta gọi họ là những Đức Kitô của Ta, bởi vì Ta đã tự hiến cho họ để ban phát cho con. Các thiên thần không có được phẩm vị này, và Ta đã ban cho những người nam là những người được Ta đặt như là những thừa tác viên của Ta”.
Về vấn đề này, có một yếu tố có giá trị đặc biệt trong các số 17/18/19 của tập Hướng dẫn dành cho Thừa tác vụ và Đời sống của các Phó tế vĩnh viễn. Chắc chắn, trong những hoàn cảnh hiện tại, sẽ không quá khi nói rằng một tâm hồn quan tâm đến “những Đức Kitô” của Thiên Chúa như thánh Catarina, sẽ cảm thấy như là một công cụ quan phòng cho việc thánh hóa các linh mục và cho lợi ích tất yếu của toàn thể thân mình Giáo hội, trong một áp dụng cách rộng rãi và được thúc đẩy của bản hướng dẫn này, cũng như nhưng tài liệu theo sau của Bộ Giáo sĩ, đó là hướng dẫn liên bộ “De Ecclesiae mysterio” (Về mầu nhiệm Giáo hội) và thư luân lưu “The Priest and the third Christian Millennium Teacher of the Word” (Linh Mục và Thầy dạy Lời Chúa trong Thiên Niên Kỷ thứ ba).
Đối với Catarina, linh mục là “thừa tác viên của Mặt Trời”, bởi vì họ là những thừa tác viên của Mình và Máu Đức Kitô, Đấng là Một với Thiên Chúa, Mặt trời đích thực. Những phẩm chức và bổn phận của linh mục đều bắt nguồn từ Thánh chức cao trọng này: quản lý các Bí tích, tận hiến cho vinh quang Thiên Chúa và ơn cứu độ các linh hồn, soi sáng các tín hữu bằng lời và gương sáng, sửa dạy các tội nhân, cầu nguyện cho các tín hữu, bác ái với người nghèo.
Thiên Chúa nói với Catarina, những thừa tác viên thánh thiện và đạo đức, chính họ giống với mặt trời. Trong thực tế, họ sản sinh ra ánh sáng và sức nóng, “bởi vì nơi họ không có bóng của tội lỗi và sự ngu dốt, vì họ bước theo giáo huấn của Sự Thật. Họ được sưởi ấm bằng Sự Thật đó vì họ được thiêu đốt trong lò lửa đức ái của Ta”. Vì thế họ tỏa ra ánh sáng và sức nóng cho nhiệm thể của Giáo hội, soi sáng và đốt nóng các tâm hồn với sự hiểu biết siêu nhiên và đức ái nồng nàn.
Đối với các linh mục, “những Đức Kitô” của Người, Thiên Chúa luôn luôn đòi hỏi một sự tôn kính và kính trọng, dầu cho họ có thể có những yếu đuối do bản tính nhân loại, bởi vì bất kì sự xúc phạm nào tới họ đều là chống lại chính Người. Người đòi Catarina và tất cả Kitô hữu cầu nguyện liên lỉ cho Hội thánh và các thừa tác viên của Hội thánh.

Nt. Anna Quỳnh Giang
Chuyển ngữ từ bài thuyết trình: St. Catherine and The Priests: A Message for The Church of The Third Millennium, của giáo sư Maria Antonietta Falchi Pellegrini